HẬU QUẢ CỦA QUÁ NHIỆT TỦ ĐIỆN

Khi gặp hiện tượng này mà không khắc phục kịp thời thì có thể gây ra các sự cố sau:
– Giảm tuổi thọ của các thiết bị điện tử như: PLC, HMI, Servo, biến tần,….Theo nghiên cứu thì cứ mỗi 10°C sẽ làm giảm một nửa tuổi thọ của thiết bị.
– Độ chính xác của các thiết bị đo bị giảm đáng kể
– Gây dừng máy, làm gián đoạn quy trình sản xuất
– Gây trip các thiết bị bảo vệ dựa trên nguyên lý nhiệt như MCCB, MCB, Relay nhiệt,….
Đây là các hậu quả có thể xảy ra khi quá nhiệt tủ điện không được khắc phục kịp thời.

Giải pháp làm mát tủ điện.

1.LÀM MÁT TỰ NHIÊN.

Nếu nhiệt độ môi trường bên ngoài thấp, nhiệt có thể thoát ra ngoài bằng bức xạ hoặc bằng đối lưu bởi louver.

2.LÀM MÁT BẰNG QUẠT CƯỠNG BỨC.

Khi bên ngoài là khí sạch và mát, thì có thể sử dụng quạt để đối lưu không khí. Đi kèm với quạt lỗ thông được gắn lọc. Giải pháp này được sử dụng nhiều trong các tủ MCC, MDB.

3.LÀM MÁT BẰNG ĐIỀU HÒA TỦ ĐIỆN

Không khí nóng trong tủ điện được làm mát bằng máy lạnh chuyên dụng. Cấu tạo đặt biệt của máy lạnh là ngăn cách không khí bên trong tủ điện với bên ngoài. Giúp tránh được bụi, rác và hóa chất xâm nhập từ bên ngoài.
Đặc tính của máy lạnh là có thể bơm được nhiệt nên ứng dụng làm mát các tủ đặt trong môi trường nhiệt độ cao từ 35°C đến 55°C. Điều mà giải nhiệt tự nhiên và bằng quạt không thể.

4.LÀM MÁT BẰNG KHÍ NÉN

Khí nén qua hệ thống lọc, được đẩy ra từ thiết bị giản nở, đẩy không khí nóng ra ngoài.
Được dùng nhiều trong những nơi nhiều bụi, không khí có chứa chất ăn mòn.

Nội dung liên quan